Trang chủ / Kiến thức F0 / [Chương 1] – Bài 10: Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là gì?
Kiến thức F0

[Chương 1] – Bài 10: Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì? Đây là câu hỏi thường được thấy nhiều ở các NĐT mới hay còn gọi là NĐT F0. Khái niệm này có thể qua quen thuộc với những NĐT cũ nhưng đa số mọi người thường không để ý nhiều đến. Bài viết hôm nay sẽ giải thích khái niệm ngày giao dịch không hưởng quyền và ngày nhận cổ tức, cách tính giá điều chỉnh.

Ngày giao dịch không hưởng quyền là gì?

Ngày giao dịch không hưởng quyền (GDKHQ) là ngày mà NĐT mua chứng khoán sẽ không được hưởng quyền: Nhận cổ tức, phát hành thêm, đi họp Đại hội Cổ đông.

Ngày chốt danh sách (sau ngày GDKHQ 01 ngày) là ngày tổ chức phát hành tập hợp danh sách người sở hữu chứng khoán được hưởng quyền.

Ngày nhận cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu về tài khoản của bạn gọi là ngày thanh toán. Ngày thanh toán không cố định, tùy doanh nghiệp đó sẽ có thông báo trước có thể vài ngày cũng có thể sau 3-4 tháng so với ngày GDKHQ.

Hiện nay thời gian thanh toán khi mua cổ phiếu là T+2, và ngày giao dịch là T+0. Do đó NĐT mua cổ phiếu 1 ngày trước ngày đăng ký cuối cùng sẽ không có tên trong danh sách Cổ đông được hưởng quyền vì giao dịch chưa được thanh toán.

Ví dụ: Ngày 15/12/2015 VCB công bố tạm ứng Cổ tức năm 2015 tỷ lệ 15% mệnh giá (1500đ/CP); chia CP thưởng tỷ lệ 100:10(10%) và phát hành theo tỷ lệ 100:20 giá 10.000 để tăng vốn điều lệ. Ngày GDKHQ là 8/1/2016(thứ 6). Ngày ĐKCC: 11/1/2016 thứ 2. Như vậy ngày 7/1 tất cả các Cổ đông nắm giữ CP VCB mà không bán ra sẽ được hưởng quyền trên. Các NĐT mua CP vào 8/1 sẽ không được hưởng quyền.

Công thức tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền:

Công thức tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

Trong đó:

  • P là giá hiện tại.
  • P’ là giá chia tách vào ngày giao dịch không hưởng quyền.
  • Pa là giá cổ phiếu phát hành thêm.
  • a là tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm.
  • b là tỷ lệ chia cổ phiếu thường.
  • C là cổ tức bằng tiền.

Ví dụ: Cổ Phiếu VCB ngày 31/5/2021 có giá 100.000đ. Ngày 1/6 là ngày GDKHQ của cổ phiếu VCB với các quyền sau:

  • Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền: 100:15 (tương đương 15% hay 1.500đ)
  • Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng: 100:10 (tương đương 10%)
  • Phát hành thêm tỷ lệ 100:20 giá 10.000

Do vậy giá cổ phiếu VCB vào ngày GDKHQ 1/6/2021 sẽ được tính như sau:

Công thức tính giá điều chỉnh của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền

Tích lũy CP lâu dài để hưởng Cổ tức và đa dạng hóa Danh mục Đầu tư không phải là phương pháp an toàn nhất?

Nhiều NDT chọn cho mình cách đầu tư lâu dài để hưởng cổ tức. Tất nhiên, theo quy luật của thị trường và nền Kinh tế thì khi DN làm ăn tăng trưởng, giá cổ phiếu sẽ lên nhưng việc nắm giữ một CP bất chấp thị trường rõ ràng không phải là phương án tối ưu.

Có nhiều người lại chọn đa dạng hóa Danh mục đầu tư – Tức là mua nhiều CP trong Danh mục. Nhưng đây đều chưa phải là phương pháp đầu tư an toàn nhất

Ví dụ: Năm 2007 FPT – 1 trong những CP lớn nhất thời điểm đó đã liên tục tăng giá cho tới khi giá đi xuống từ 3/2007 từ giá 600.000đ, nửa năm sau còn 300.000đ và cuối cùng 1 năm sau đó 3/2008 FPT chỉ còn 60.000đ (mất 90% từ đỉnh).

Mua vào một CP phải có điểm cắt lỗ và dừng lỗ. Đây cũng là điều mà nhiều NĐT không bao giờ học được. Quyết định mua 1 CP thì rất dễ, nhưng quyết định bán ra khó hơn gấp 100 lần. Nếu bạn sử dụng các công cụ nghiên cứu được trình bày ở phần tiếp theo thì rủi ro sẽ giảm đi đáng kể và NĐT hoàn toàn có thể làm chủ được cuộc chơi.