Trang chủ / Phân tích kỹ thuật / [Chương 3] – Bài 2 – Các dạng biểu đồ chứng khoán
Phân tích kỹ thuật

[Chương 3] – Bài 2 – Các dạng biểu đồ chứng khoán

Biểu đồ chứng khoán là 1 cách phân tích các mã cổ phiếu về doanh nghiệp mang tính chuyên nghiệp. Nền tảng của phân tích kỹ thuật trong chứng khoán là biểu đồ giá và khối lượng. Bài viết này chứng khoán đỉnh cao xin được chia sẻ về các biểu đồ giá chứng khoán.

Các dạng biểu đồ giá

Có ba loại đồ thị chính: đồ thị dạng đường (Line chart), đồ thị dạng then chắn (Bar chart), đồ thị nến Nhật (Candlestick chart).

Các đồ thị sẽ biểu diễn ở trên các khung thời gian khác nhau. Chứng khoán cơ sở thường sẽ dùng đồ thị ngày(D), tuần(W), tháng(M) còn chứng khoán phái sinh thường dùng 1 phút (1m), 5 phút (5m), 15 phút (15m), 1 giờ (h1)…

Đồ thị dạng đường

Các dạng biểu đồ chứng khoán
Các dạng biểu đồ chứng khoán – Đồ thị ngày dạng đường Vnindex đến 17/08/2021. Nguồn: Sp Capital

Những biểu đồ này thể hiện sự thay đổi của một loại giá xác định (trong chứng khoán là giá đóng cửa) mà không xét đến mức giá cao nhất và thấp nhất (các cực trị) trong một khoảng thời gian xác định. Các giá trị trong khoảng thời gian đó được nối với nhau thành đường thẳng. Về dài hạn, biểu đồ thể hiện sự biến động giá theo kiểu này có thể không đầy đủ do số lượng các điểm giá được đánh dấu trên đó có hạn.

Đồ thị nến Nhật

Biểu đồ nến Nhật Bản là phương pháp xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất khi biểu diễn biến động giá của các thị trường tài chính.

Các dạng biểu đồ chứng khoán
Các dạng biểu đồ chứng khoán – Đồ thị ngày nến Nhật Vnindex

Biểu đồ hình nến được dựng trên cơ sở bốn loại giá khác nhau (giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất) trong một khoảng thời gian xác định. Nhìn vào biểu đồ ngày D bạn sẽ thấy có bao nhiêu quãng 1 ngày trong khoảng thời gian được thể hiện thì cũng có bấy nhiêu hình nến. Hình dưới đây thể hiện 2 dạng nến cơ bản:

  • Dạng nến tăng (Bullish candlestick) đặc trưng cho thị trường giá lên. Phần thân của hình nến này thường có màu trắng hoặc xanh.
  • Hình nến đi xuống (Bearish candlestick) đặc trưng cho thị trường giá xuống. Phần thân của hình nến này thường có màu đen hoặc đỏ.
Các dạng biểu đồ chứng khoán
Các dạng biểu đồ chứng khoán – Đồ thị nến
  • Bóng trên: là khoảng cách giữa mức giá cao nhất trong ngày so với mức giá đóng cửa (nến tăng) hoặc giá mở cửa (nến giảm).
  • Thân nến: là sự khác biệt giữa giá mở cửa và giá đóng cửa. Đoạn này được ký hiệu màu để phân biệt nến tăng hay nến giảm.
  • Bóng dưới: là khoảng cách giữa mức giá thấp nhất trong ngày so với giá mở cửa (nến tăng) hoặc giá đóng cửa (nến giảm)
  • Cần lưu ý các nến cũng có thể tạo thành các khoản chênh giá

Khi so sánh biểu đồ dạng đường với biểu đồ hình nến ta thấy được ngay nhược điểm chính của biểu đồ dạng tuyến là nó không thể hiện được các mức giá tối đa và tối thiểu. Một trong những hiệu quả cơ bản của dạng biểu đồ này khiến cho người sử dụng ưa thích là khả năng biểu đạt nhiều thông số bằng chính hình vẽ. Chính là cuộc chiến của phe mua và phe bán, tâm lý thị trường ẩn sau đồ thị. Chẳng hạn, thông qua màu ta có thể biết tình hình chung thị trường, thông qua độ dài thân, độ dài các bấc, ta có thể biết phe nào đang thắng thế, một chiến thắng áp đảo hay đang ở thế giằng co. Có thể thấy được NĐT đang hoảng loạn, hưng hấn hay chần chừ,…

Biểu đồ dạng then chắn

Các dạng biểu đồ chứng khoán
Các dạng biểu đồ chứng khoán – Biểu đồ then chắn

Biểu đồ dạng then chắn về cơ bản giống với biểu đồ hình nến trừ các mức giá mở cửa và đóng cửa được đánh dấu bằng nét ngang trên các thanh dọc, đỉnh trên là giá cao nhất của khoảng thời gian được xem xét và đỉnh dưới là mức giá thấp nhất.

Bạn có thể lựa chọn bất cứ dạng biểu đồ nào sao cho phù hợp nhất với mục đích phân tích của mình: Các nhà đầu tư Mỹ sử dụng biểu đồ dạng thanh nhiều hơn trong khi các nhà đầu tư châu Âu và châu Á lại sử dụng biểu đồ hình nến nhiều hơn.

Các dạng biểu đồ chứng khoán
Các dạng biểu đồ chứng khoán – Đồ thị ngày dạng then chắn Vnindex

Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, hầu hết các nhà đầu tư đều chỉ sử dụng đồ thị nến Nhật để phân tích biểu đồ giá. Vậy lời khuyên dành cho các nhà đầu tư mới muốn nghiên cứu phân tích kỹ thuật hãy chỉ tập trung vào đồ thị nến nhật vì có sẵn nhiều tài liệu học tập và phương pháp dựa trên đó.